Bulong con tán đai ốc

Bulong (tiếng Anh là Bolt, còn được gọi là bu lông, bu-loong…) là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để ghép nối 2 bộ phận lại với nhau thành một khối. Các bộ phận này cũng có thể tách rời bằng cách sử dụng một công cụ thích hợp. Các đai ốc được sử dụng trên bu lông để thắt chặt hơn.

Các bộ phận của bu lông

1 bu lông gồm 2 phần:
  • Phần đầu: Phần đầu chính là phần trên của bulong. Phần đầu thường lớn hơn phần thân, có hình dạng khác nhau, phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu sử dụng bulong.
  • Phần thân: Phần hình trụ trơn, có độ dài đủ để luồn qua các chi tiết ghép nối. Dưới phần trụ trơn này là phần hình trụ có ren để vặn đai ốc.

Kĩ thuật bu lông

  • Hình dạng của ren
  • Chốt trên bu lông
  • Hình dạng phần đầu: đầu vuông, đầu lục giác, đầu có rãnh
  • Đường viên của phần thân
  • Kích thước, đường kính của bulong
  • Hướng của ren (bên trái hay bên phải)
  • Chiều dài bulong
  • Chất liệu của bulong: thép, thép cứng, thép không gỉ, titan, đồng thau, nhôm, hợp kim đồng, nhựa… Việc lựa chọn vật liệu để chế tạo bulong phụ thuộc vào nơi mà nó được sử dụng, nhưng thép vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất (90%)

Phân loại bulong

Có nhiều cách để phân loại bu lông, trong đó có thể kể đến như phân loại theo chức năng, theo chất liệu, lĩnh vực sử dụng, phương pháp gia công…
 
Một số loại bu-loong phổ biến có thể kể đến như:
  • Bu lông neo: được gắn vào bê tông, để lộ phân ren tiếp xúc
  • Bu lông vận chuyển: đầu tròn nhẵn, tiết diện vuông
  • Bu lông thang máy: đầu phẳng lớn, sử dụng trong hệ thống băng tải
  • Bu lông lục giác: Bulong có phần đầu hình lục giác
  • Bu lông đầu chữ T: Bulong có phần đầu hình chữ T
  • Bu lông chữ J: Bulong có hình dạng giống chữ J
  • Bu lông chữ U: Bulong có hình dạng giống chữ J

Khác biệt của bulong con tán

Sự khác biệt lớn nhất giữa bu lông và ốc vít chính là bu lông cần sử dụng đai ốc để cố định, trong khi ốc vít thì không cần. Ngoài ra, các trục của bu lông không được làm thon, trong khi nhiều ốc vít được làm thon trục.
 
Về mặt chức năng, bulong được chèn qua các lỗ trên bộ phận lắp ráp, được thắt chặt hoặc tháo ra bằng cách vặn đai ốc. Còn ốc vít sẽ được đưa vào trong lỗ của bộ phận lắp ráp, được thắt chặt hoặc tháo ra bằng cách vặn phần đầu.
 
Có một vài điểm khác biệt giữa ốc vít và bu lông. Điều quan trọng cần nhớ là mỗi cái đều có mục đích sử dụng riêng và bạn cần lựa chọn chúng sao cho phù hợp với dự án mà mình đang thực hiện.

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Con tán đai ốc

Bu lông ốc vít