Trần thả là gì ? các loại trần thả nội thất chuyên dùng
Nội dung
Trần thả là gì ? là trần thạch cao được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần nhà có tác dụng che đi các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước…dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói. Ưu điểm lớn nhất của loại trần này là tiết kiệm và dễ sửa chữa.
Thao tác lắp trần thả rất đơn giả. Khi đội xây dựng thi công xong phần khung xương, được định hình bằng các ô vuông hoặc chữ nhật. Có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Đến lúc này, người thợ chỉ cần thả các tấm trần (tấm trần này bằng nhiều chất liệu khác nhau như la phông thạch cao) vào các ô.
2 loại trần thả
Trần được chia làm 2 loại trần nổi và trần âm ” trần chìm ”
Trần âm ” trần chìm ” là gì ?
Hệ trần chìm là hệ trần có hệ khung xương được giấu hoàn toàn phía trên của các tấm thạch cao, tạo một mặt phẳng liền cho trần.
Trần chìm được thi công bằng cách treo các tấm thạch cao lên khung xương. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao vào với nhau.
Hệ trần chìm có ưu điểm vượt trội hơn hệ trần nổi về thẩm mỹ. Hệ trần chìm có tính thẩm mỹ cao, có thể thay đổi phù hợp với từng thiết kế khác nhau.
Trần nổi là gì ?
Trần nổi hay còn gọi là trần thả. Đây là hệ trần sử dụng khung xương nổi, nghĩa là trong thiết kế trần thì sẽ bị lộ ra một phần thanh xương của khung xương.
Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao đã được định hình bằng khung định hình.
Loại trần nổi này có ưu điểm là dễ sửa chữa, dễ lắp đặt thi công và tháo dỡ. Vậy nên nó thường được sử dụng cho các không gian rộng lớn của các công trình công cộng như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, hoặc các công trình về văn phòng.
Các loại trần thả phổ biến
Trần thạch cao, trần la phông
Trần thả thạch cao được thi công bằng cách thả xuống những tấm thạch cao được cắt đúng kích thước vào ô khung xương.
Ưu điểm của việc thi công trần thả thạch cao là nhanh, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí rẻ. Vì tháo lắp và sửa chữa dễ dàng nên khi trần có sự cố, chỉ cần tháo tấm bị hỏng ra và thay bằng tấm mới là xong. Các dây điện hay thiết bị điện trên trần cũng được lắp đặt dễ dàng hơn.
Trần nhựa
Trần thả tấm nhựa PVC với trọng lượng nhẹ, nhiều mẫu mã làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho không gian nội thất nhà bạn. Ưu điểm là vận chuyển dễ dàng, trần thả nhựa có thể hạn chế và giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt gây mốc.
Vì những họa tiết và hoa văn được in trên nhựa nên về độ bền màu không cao. Có trọng lượng nhẹ nên tấm nhựa cũng dễ bị bay và rơi khi có gió lốc. Nên việc thi công cần chú ý kẹp lại kỹ càng khi mùa mưa đến.
Trần nhôm
Chất liệu của trần thả bằng nhôm được sử dụng ở những nơi có yêu cầu cách nhiệt cao. Trần nhôm có độ bền cao, cách nhiệt tốt, dễ tạo hình. Tuy nhiên, ngược lại thì lại không có tính thẩm mỹ cho thiết kế nội thất căn nhà của bạn.
Trần gỗ
Chủ nhà thích sự mộc mạc, tinh tế nhưng không kém phần hiện đại thì trần thả gỗ là lựa chọn tuyệt vời. Gỗ là vật liệu rất thường được sử dụng tạo ra các dụng cụ nội thất như: bàn, ghế, kệ tủ, giường, các loại vách ngăn. Và nội thất gỗ cao cấp như: ốp tường, sàn, trần. Trần gỗ mang đến sang trọng và cao cấp cho căn nhà của bạn.
Phụ kiện dùng treo trần thả
Vật tư cần chuẩn bị thi công và lắp đặt treo trần như : khung xương (thanh xương chính, thanh phụ, V viền tường), tấm thả 60×60 hoặc 60×120 (tấm thạch cao thả, tấm nhựa thả, tấm nhôm hoặc tấm gỗ), các vật tư phụ: ty ren xi mạ, ốc vít, đinh, tăng đơ căng cáp….
Ty treo ” thanh ren – ty ren xi mạ ”
Tăng đơ
Tắc kê đạn ” nở đạn ”
Pát treo 2 lỗ
Đinh thép ” đinh đóng tường ”
3 bước lắp đặt treo trần
Xác định cao độ trần
Cao độ trần là khoảng các tính từ mặt sàn đến mặt trần nhà.
Với mặt sàn bằng phẳng thì bạn sẽ dùng thước dây để đánh dấu một vài mốc độ cao yêu cầu trên tường. Sau đó dùng máy laser hoặc dây búng mực làm thước đo đánh dấu cao độ để tiến hành đi khung xương.
Lắp đặt khung xương
Sau khi đã xác định được cốt trần thì tiến hành đóng V viền tường. Dùng đinh bê tông để liên kết các thanh V vào tường nhà.
Dùng khoan bê tông khoan trần (đối với trần bê tông) để treo tyren, với trần nhà lợp tôn thì dùng ty thép buộc vào các xà gồ của mái nhà để treo khung xương.
Trước tiên, treo thanh xương chính là thanh T3.6, khoảng cách giữa hai thanh T3.6 là 1.2m.
Thả tấm thạch cao
Sau khi hoàn thiện treo và cân chỉnh khung xương thì tiến hành thả tấm 600×600 hoăc tấm 600×1200 vào từng ô trên khung xương. Tấm trần thả phổ biến nhất hiện nay là tấm thả thạch cao, tấm thả nhựa (PVC), tấm thả nhôm.
Thi công trần thả hoàn thiện ngay sau bước thả tấm.
Hướng dẫn đóng trần thả trên đây được ứng dụng để thi công trần thả thạch cao, trần thả nhựa và trần thả nhôm bản tấm thả. Với kỹ thuật thi công đơn giản giúp quá trình hoàn thiện được nhanh chóng hơn.
Địa chỉ liên hệ
- Địa chỉ kho : 688 Đường tỉnh lộ 824 Ấp mới 2 Xã mỹ hạnh nam huyện Đức Hoà Tỉnh Long An
- Hotline/zalo : 0902.930.243
- Hotline/zalo : 0902.556.323
- Mail: thietbihoangvy@gmail.com